Thứ năm, 26/10/2017

Nhập khẩu tôm và bài toán nội lực

Việc ngành thủy sản Việt Nam nhập khẩu thủy sản các loại đã diễn ra nhiều năm, song việc nhập khẩu ồ ạt với mức tăng “phi mã” đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc xây dựng vùng nguyên liệu và đề cao ý thức tự tôn dân tộc trong xuất, nhập khẩu thủy sản.


Việt Nam nhập khẩu tôm nguyên liệu gia tăng    

Nhập khẩu gia tăng
Năm 2017, thời tiết khá thuận lợi, việc nuôi trồng diễn ra ổn định nhưng thống kê chỉ 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu thủy sản các loại trị giá 523,34 triệu USD, tăng 32,5% so cùng kỳ năm 2016. Trong đó, nhập khẩu từ Ấn Độ đạt giá trị 132,57 triệu USD, tăng 35,6%, chủ yếu là tôm sú. Cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu tôm sú từ Đài Loan, nhập tôm Indonesia… Nhập khẩu thủy sản tiếp tục trăng không ngừng những tháng tiếp theo và tới thời điểm 9 tháng đầu năm, con số này đã chạm mốc hơn 1 tỷ USD, tăng 34% so cùng kỳ năm 2016 và gần bằng giá trị nhập khẩu của cả năm 2016.
Điều đáng lo ngại, các quốc gia châu Á đang vươn lên và cạnh tranh gay gắt với Việt Nam trong xuất khẩu tôm; điển hình là Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan.  Rõ ràng, trong bối cảnh các nước cùng xuất khẩu tôm có sự phục hồi và phát triển tốt, ngược lại Việt Nam lại đang phải nhập khẩu tôm nguyên liệu ngày càng nhiều hơn, thực trạng này đang đặt ra những bài toán thách thức cho ngành tôm trong việc phát triển bền vững.

Giá tôm nguyên liệu tăng cao
Nhìn từ góc độ các nhà xuất khẩu, 2016 vừa qua là năm rất khó khăn. Trong các cuộc hội thảo tổ chức tại ĐBSCL, đại diện nhiều tỉnh đều phản ánh việc các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu tôm nước ngoài, đặc biệt là tôm Ấn Độ, trong khi không tập trung phát triển diện tích và sản lượng trong nước. Nhưng theo chia sẻ của một số doanh nghiệp, tôm dùng xuất khẩu phải đạt nhiều tiêu chí và có sự chọn lọc. Ngoài ra, nhiều người dân sẵn sàng bán tôm với giá cao hơn cho thương lái, khiến nguồn cung thiếu hụt.
Mặc dù, diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước trong 9 tháng đầu năm nay ước 696,2 nghìn ha, tăng 4,4% với sản lượng, thu hoạch ước 468,3 nghìn tấn, tăng 27,1% so cùng kỳ năm ngoái, nhưng đến thời điểm tháng 9/2017, tôm nguyên liệu vẫn có chiều hướng tăng giá mạnh, nhất là mặt hàng tôm sú với mức tăng khoảng 20.000 đồng/kg so tháng 8/2017. Giá tôm nguyên liệu ở Cà Mau đầu tháng 10 cũng đạt ngưỡng cao. Giá tôm sú loại 30 con/kg đạt mức 215.000 - 220.000 đồng/kg; loại 40 con/kg giá 180.000 - 190.000 đồng/kg, tăng khoảng 15 % so cùng kỳ năm trước. Giá tôm thẻ chân trắng dao động khoảng 105.000 - 107.000 đồng/kg (loại 100 con/kg) cao hơn khoảng 10% so hơn 2 tháng trước đó.
Doanh nghiệp lo thua lỗ
Giá tôm nguyên liệu tăng cao chắc chắn đem lại niềm vui cho người nuôi tôm nhưng nó lại đặt ra bài toán doanh thu cho các doanh nghiệp xuất khẩu, trong bối cảnh nguồn tôm nguyên liệu thế giới ngày càng dồi dào. Do thiếu hụt nguyên liệu và giá tôm trong nước tăng quá cao, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm buộc phải nhập khẩu tôm nguyên liệu từ nhiều nước để đáp ứng các hợp đồng đã được ký kết từ trước.
Một trong những nguyên nhân khiến tôm nguyên liệu tăng cao là thương lái thu gom tôm nguyên liệu bán cho Trung Quốc. Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến Thương mại VASEP cho biết, từ năm 2007 - 2016, tôm xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 10 lần. Trong 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc - Hong Kong đạt gần 501,7 triệu USD, chiếm 13,88% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam, chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc tới tháng 6/2017 đạt 282,9 triệu USD; tăng 30% so cùng kỳ năm 2016.
Mở rộng vùng tôm nguyên liệu
Diện tích nuôi tôm sú cả nước 9 tháng ước 596,5 nghìn ha, tăng 3,6% so cùng kỳ năm trước; sản lượng ước 187,3 nghìn tấn, tăng 4,2%. Tôm thẻ chân trắng đạt gần 96 nghìn ha, tăng 15,5%; sản lượng ước 263,9 nghìn tấn, tăng 13,4%.
Tuy nhiên, để tăng trưởng xuất khẩu song hành với tăng trưởng về lợi nhuận là một bài toán không dễ dàng khi giá tôm nguyên liệu của Việt Nam cao hơn nhiều nước xuất khẩu khác, trong khi giá bán lại không chênh lệch nhiều. Những giải pháp được quan tâm, đó là việc phát triển song song diện tích nuôi tôm công nghiệp và nuôi tôm hữu cơ. Nuôi tôm công nghiệp tập trung mật độ cao, công nghệ hiện đại cho tôm kích cỡ đồng đều và chất lượng ổn định, giảm giá thành để xuất khẩu đại trà. Tuy nhiên, không thể không phát triển mạnh tôm sinh thái, tôm hữu cơ, nhằm chiếm lĩnh thị phần tôm dinh dưỡng cao, giá bán cao và thị phần tôm hữu cơ cũng ít bị tổn thương hơn. Điển hình là các cơ quan chức năng đề xuất nghiên cứu xây dựng 7 vùng nuôi tôm hữu cơ trên toàn quốc. Đa số các chuyên gia quốc tế đều cho rằng, để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, Việt Nam cần phát triển các vùng nuôi tôm hữu cơ nhằm bảo vệ nguồn nước, đất đai và sinh thái trong quá trình mở rộng diện tích nuôi tôm của mình.

Tag: surimi, nhà máy surimi việt nam

Nguồn: thuysanvietnam

Cá tra giống tăng giá gấp đôi

Cá tra giống tăng giá gấp đôi

21/05/2017

Gần đây, cá tra giống trên địa bàn tỉnh Đồng...

Tôm mang phận tép!

Tôm mang phận tép!

21/05/2017

Trong vòng 15 năm qua, giá trị xuất khẩu ngành...

Giá cá tra nguyên liệu 'hạ nhiệt'

Giá cá tra nguyên liệu 'hạ nhiệt'

21/05/2017

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt...

Tháo gỡ cho chuỗi cá ngừ

Tháo gỡ cho chuỗi cá ngừ

21/05/2017

Sáng 20.5, tại Phú Yên, Bộ NN-PTNT tổ chức hội...