Thứ tư, 09/03/2022

Xuất khẩu cá tra năm 2022: Thị trường nhỏ đóng góp tăng trưởng lớn

Ngoài các thị trường hàng đầu như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Châu Âu... xuất khẩu cá tra năm 2022 sang các thị trường nhỏ dự báo nhiều lạc quan.

1. Xuất khẩu cá tra hồi phục nhanh hơn dự đoán

Theo bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm VASEPPRO, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), ngay sau khi Nghị quyết 128/NQ-CP của Thủ tướng ban hành, chuyển chiến lược phòng chống dịch từ “Zero COVID” sang "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", từ tháng 11.2021 (thời điểm mở cửa trở lại sau giãn cách), xuất khẩu cá tra bắt đầu tăng trưởng trở lại sau thời gian 3 tháng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bị tê liệt vì COVID-19.

"Thị trường Mỹ chiếm 22% tỉ trọng xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất trong các thị trường, nhu cầu nhập khẩu cá tra tăng mạnh sau chiến dịch tiêm vaccine và gói phục hồi kinh tế của quốc gia này. Thị trường Brazil và Mexico có tăng trưởng tích cực, bù đắp sụt giảm những thị trường chủ lực như Trung Quốc, Châu Âu (EU).

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng vì nhu cầu từ thị trường này vẫn lớn, do sản xuất nội địa Mỹ giảm, giá thủy hải sản tại Mỹ tăng cao. Xuất khẩu sang Trung Quốc khó có thể đoán định vì nước này vẫn kiên định kiểm soát chặt thủy sản; thị trường EU có thể phục hồi nhưng không mạnh.

Vai trò của các thị trường nhỏ khác sẽ ngày càng quan trọng, trong đó có Brazil, Mexico, Colombia, Anh”" - bà Lê Hằng  thông tin.

Phân tích về sự khó đoán định của thị trường Trung Quốc và lý do xuất khẩu cá tra sang EU có thể hồi phục không cao, bà Lê Hằng cho rằng, do Trung Quốc vẫn kiên định kiểm soát chặt thủy sản, xuất khẩu cá tra sang thị trường đông dân nhất thế giới này từ tháng 4 đến tháng 10.2021 đã giảm sút liên tục với mức giảm từ 5-61%.

Tuy nhiên, bà Hằng cũng cho rằng, năm 2022, vẫn hy vọng có thể đạt kết quả khả quan hơn năm 2021 vì các doanh nghiệp Việt Nam đã dần thích ứng với những rào cản của thị trường này. Điều này thể hiện ở con số xuất khẩu cá tra tháng 11.2021 sang Trung Quốc đã tăng tới 79%.

Còn với thị trường EU, mức tăng trưởng vẫn không khởi sắc từ khi có dịch COVID-19 nên rất khó kỳ vọng đạt mức tăng cao trong năm 2022.

“Dự báo xuất khẩu cá tra năm 2021 sẽ cán đích khoảng 1,54 tỉ USD, tăng nhẹ 3% so với năm 2020 và năm 2022 sẽ phục hồi nhẹ với mức tăng khoảng 7% đạt  1,65 tỉ USD”- bà Hằng nhận định.

2. Xuất khẩu thủy sản "phá băng", xuất khẩu bật tăng trở lại

Chiều 9.12, tại Hội nghị trực tuyến “Giải pháp phát triển nuôi cá tra tháng cuối năm 2021 và kế hoạch triển khai năm 2022”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Về xuất khẩu, hết tháng 11.2021 đã đạt 7,96 tỉ USD. Nếu như đà tăng trưởng ổn định như tháng 11 đạt 875 triệu USD và tháng 12 nếu tiếp tục đạt trên 800 triệu USD thì ngưỡng 8,7 tỉ USD xuất khẩu thủy sản là hoàn toàn có thể đạt được, vượt mục tiêu 8,5 tỉ USD đã đề ra.

"Kết quả này đã góp phần vào hoàn thành chỉ tiêu của ngành nông nghiệp năm 2021, khi lần đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 13. Riêng về cá tra, đã xuất khẩu được 1,39 tỉ USD với sản lượng năm nay dự kiến 1,5 triệu tấn. Đây là kết quả rất đáng khích lệ, là nỗ lực rất lớn của ngành thủy sản và cộng đồng doanh nghiệp sau hơn 2 tháng mở cửa sản xuất trở lại, triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP vào cuộc sống" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh. 

Nguồn: https://laodong.vn/

Bài viết liên quan:

Một số quy định xuất khẩu thủy sản vào EU

Dư địa lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2022

Cá tra giống tăng giá gấp đôi

Cá tra giống tăng giá gấp đôi

21/05/2017

Gần đây, cá tra giống trên địa bàn tỉnh Đồng...

Tôm mang phận tép!

Tôm mang phận tép!

21/05/2017

Trong vòng 15 năm qua, giá trị xuất khẩu ngành...

Giá cá tra nguyên liệu 'hạ nhiệt'

Giá cá tra nguyên liệu 'hạ nhiệt'

21/05/2017

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt...

Tháo gỡ cho chuỗi cá ngừ

Tháo gỡ cho chuỗi cá ngừ

21/05/2017

Sáng 20.5, tại Phú Yên, Bộ NN-PTNT tổ chức hội...