Thứ tư, 30/06/2021

Nguyên tắc sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản

Một bộ phận không nhỏ người nuôi chưa nắm bắt kỹ thuật nuôi, quản lý sức khỏe của động vật thủy sản trong ao, đầm nuôi nên dịch bệnh dễ phát sinh, lây lan và gây nhiều tổn thất to lớn về mặt kinh tế. Vì thế, vấn đề dịch bệnh vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi trồng thủy sản, họ đã tìm mọi cách làm giảm dịch bệnh phát sinh bằng cách sử dụng thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi.

Vì sao cần lưu ý khi sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản?

Việc sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh trị bệnh cho động vật thủy sản (tôm, cá) là điều tất yếu cần thiết. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp sử dụng hóa chất, kháng sinh trong phòng trị bệnh cho vật nuôi thủy sản không tuân thủ các quy định về sử dụng hóa chất, kháng sinh nên đã có tác dụng ngược, tác động đến môi trường, hệ sinh thái của khu vực hoặc để lại dư lượng trong sản phẩm thủy sản, ít nhiều sẽ gây tác hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, nhất là đối với các loại hóa chất, kháng sinh không được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong thủy sản gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng khiến tôm nhờn lại các loại thuốc khác

Việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong thủy sản gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng khiến tôm nhờn lại các loại thuốc khác

Một số phương pháp sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản hiệu quả

Để phòng trị bệnh cho động vật thủy sản cần áp dụng các phương pháp sau:

  • Dùng thuốc với nồng độ tương đối cao tắm cho động vật thủy sản theo thời gian quy định (tương ứng với nồng độ thuốc cho phép), phương pháp này chỉ áp dụng trong trại giống hoặc môi trường nuôi có diện tích nhỏ.
  • Thuốc được dùng với nồng độ thấp và thời gian kéo dài, thường áp dụng cho các ao đầm nuôi với diện tích lớn. Để giảm lượng hóa chất sử dụng cần hạ thấp mực nước trong ao đầm nuôi, đồng thời cũng cần phải chuẩn bị một lượng nước sạch để chủ động cấp vào ao nuôi phòng khi có sự cố xảy ra.
  • Dùng thuốc hoặc các chế phẩm trộn vào thức ăn, phương pháp này thường kém hiệu quả đối với một số bệnh vì khi đối tượng nuôi bị bệnh khả năng hoạt động sẽ kém, do đó hoạt động bắt mồi thường kém đôi khi bỏ ăn nên kết quả điều trị thường không cao. Khi sử dụng phương pháp này cần bổ sung thêm dầu gan mực, dầu thực vật bao bên ngoài viên thức ăn để hạn chế thuốc, hóa chất bị mất đi do hòa tan trong môi trường nước nuôi.
  • Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào cơ thể động vật thủy sản (chỉ áp dụng cho động vật quý hiếm hoặc đối tượng nuôi có giá trị kinh tế).
Cá tra giống tăng giá gấp đôi

Cá tra giống tăng giá gấp đôi

21/05/2017

Gần đây, cá tra giống trên địa bàn tỉnh Đồng...

Tôm mang phận tép!

Tôm mang phận tép!

21/05/2017

Trong vòng 15 năm qua, giá trị xuất khẩu ngành...

Giá cá tra nguyên liệu 'hạ nhiệt'

Giá cá tra nguyên liệu 'hạ nhiệt'

21/05/2017

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt...

Tháo gỡ cho chuỗi cá ngừ

Tháo gỡ cho chuỗi cá ngừ

21/05/2017

Sáng 20.5, tại Phú Yên, Bộ NN-PTNT tổ chức hội...