Thứ ba, 23/11/2021

Khánh Hòa ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng và chế biến thủy sản

Theo ông Nguyễn Trọng Chánh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị các loài thủy sản nuôi chủ lực, gắn với truy xuất nguồn gốc để đảm bảo nguyên liệu cho ngành chế biến và xuất khẩu.

Để triển khai kế hoạch này, trong NTTS ven bờ, người nuôi sẽ được giao mặt nước để đầu tư, ổn định sản xuất. Địa phương sẽ tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi hình thức nuôi từ lồng bè gỗ truyền thống sang vật liệu mới (HDPE) có thể chịu được sóng gió, đảm bảo an toàn, mỹ quan; định hướng cho người dân nuôi các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, các sản phẩm chủ lực... để vừa tăng hiệu quả kinh tế vừa giữ môi trường nuôi.

Đối với vùng biển hở, sẽ kêu gọi các doanh nghiệp có năng lực đầu tư nuôi thủy sản biển theo hướng công nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nuôi bằng lồng bè hiện đại để tăng sản lượng nuôi thương phẩm. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ hình thành các tổ liên kết, thành lập các hợp tác xã NTTS để liên kết với doanh nghiệp tạo thành các chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm, ổn định đầu ra cho người nuôi.

Theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian tới, NTTS sẽ chuyển từ nuôi trồng theo phương thức truyền thống sang công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao; thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng bền vững; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng, chế biến thủy sản, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Để phát triển ngành thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh định hướng việc phát triển phải gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Theo đó, tỉnh Khánh Hòa tập trung định hướng phát triển các đối tượng nuôi chủ lực, công nghệ phù hợp với từng vùng nuôi; xác định giải pháp đầu tư, nguồn vốn, đối tượng chế biến, thị trường tiêu thụ; xây dựng cơ chế, chính sách... Những vấn đề này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhanh việc phát triển ngành NTTS tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho người nuôi.

Cá tra giống tăng giá gấp đôi

Cá tra giống tăng giá gấp đôi

21/05/2017

Gần đây, cá tra giống trên địa bàn tỉnh Đồng...

Tôm mang phận tép!

Tôm mang phận tép!

21/05/2017

Trong vòng 15 năm qua, giá trị xuất khẩu ngành...

Giá cá tra nguyên liệu 'hạ nhiệt'

Giá cá tra nguyên liệu 'hạ nhiệt'

21/05/2017

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt...

Tháo gỡ cho chuỗi cá ngừ

Tháo gỡ cho chuỗi cá ngừ

21/05/2017

Sáng 20.5, tại Phú Yên, Bộ NN-PTNT tổ chức hội...