Thứ sáu, 14/05/2021

Bài thuốc quý giúp tăng tỉ lệ sống khi cá mắc bệnh xuất huyết

Hiện nay, bệnh nhiễm khuẩn trên cá là những bệnh nguy hiểm đang diễn biến phức tạp và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ nuôi trên thế giới. Trong đó, bệnh xuất huyết gây ra bởi chủng vi khuẩn Aeromonas hydrophila là một bệnh rất phổ biến và gây thiệt hại nặng nề chủ yếu trên các loài cá nước ngọt như: cá tra, cá chép, cá trê phi,…

Các triệu chứng của bệnh xuất huyết trên cá

Một trong những “hung thủ” gây ra bệnh xuất huyết trên cá là Aeromanas hydrophila. Loài vi khuẩn gram âm này có khả năng sống sót cực cao trong cả điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi cá nhiễm bệnh, những dấu hiệu phổ biến sẽ bắt đầu xuất hiện như: thân cá nổi các đốm đỏ, các mảng xuất huyết tập trung nhiều ở các gốc vây xung quanh miệng, cá giảm hoặc bỏ ăn, bụng phình to và mang nhạt. Nếu không được điều trị kịp thời, cá sẽ bị suy yếu và chết. Bệnh có thể lây lan gây hao hụt lớn cho người nuôi.
 

Cỏ sữa lá lớn - Cây thuốc giúp chữa trị bệnh xuất huyết trên cá

Trước đây, việc chữa bệnh cho cá chủ yếu là sử dụng các hóa chất sát trùng và các loại kháng sinh để kiểm soát mầ bệnh. Song, với sự phát triển của các loài vi khuẩn kháng kháng sinh cùng với xu hướng phát triển ngành NTTS nói KHÔNG với kháng sinh để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng nên phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh không còn được “ưu ái”.
Thay vào đó, các chuyên gia lựa chọn phương pháp thay thế hiệu quả và an toàn hơn là sử dụng các loại thảo dược và chiết xuất thảo dược để kiểm soát và điều trị bệnh xuất huyết trên cá.
bai-thuoc-quy-giup-tang-ti-le-song-khi-ca-mac-benh-xuat-huyet 3
Cỏ sữa lá lớn (tên khoa học: Euphorbia hirta) được sử dụng rất nhiều ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Việc sử dụng các chất chiết xuất từ cam chanh, cỏ cà ri hoặc cỏ sữa lá lớn đã được chứng minh chúng mang lại lợi ích sức khỏe cho cá. Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng vỏ cam quýt ở mức 15 hoặc 30 g/kg cũng như bột hạt cỏ cà ri ở mức 50g/kg đã cải thiện khả năng miễn dịch của cá tráp (Sparus auratus). Và việc bổ sung chiết xuất từ cỏ sữa lá lớn vào chế độ ăn cũng góp phần cải thiện các phản ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu đồng thời tăng tỉ lệ sống của cá chép sau khi thử thách với bệnh xuất huyết (Pratheepa và Sukumaran 2014). Hơn nữa, chế độ ăn từ cỏ sữa lá lớn đã cải thiện đáng kể sự phát triển của cá rô phi Oreochromis niloticus cũng như sự sống còn của chúng khi nhiễm bệnh do vi khuẩn Streptococcus agalactiae (Kareem et al.2016).
 
Mục đích của nghiên cứu Atefeh Sheikhlar và cộng sự 2017 nhằm (1) so sánh hoạt tính kháng khuẩn trong phòng thí nghiệm của dịch chiết nước hoặc chiết xuất metanol từ ba loại thực vật khác nhau (hạt cây cỏ cà ri, vỏ chanh và các bộ phận trên của cỏ sữa lá lớn) với vi khuẩn gây bệnh A. hydrophila và (2) lợi ích của chiết xuất methanolic của cỏ sữa lá lớn đối với sự tăng trưởng, sinh trưởng và các đặc điểm sinh hóa của cá trê lai Clarias gariepinus cũng như khả năng chống lại bệnh do A. hydrophila.
 

Kết quả của nghiên cứu:

Phương pháp khuếch tán qua giếng thạch cho thấy rằng chiết xuất methanol của cỏ sữa lá lớn E. hirta (EHE) có vùng ức chế lớn nhất và nồng độ ức chế tối thiểu thấp nhất so với tất cả các chiết xuất thảo dược khác. Dựa trên kết quả này, EHE được đưa vào chế độ ăn bổ sung cho cá trê phi ở thí nghiệm 2 với hàm lượng: 0 (đối chứng), 2, 5 hoặc 7 g/kg thức ăn (thí nghiệm 1).
 
Mỗi nhóm cá được tiến hành ba lần, với 30 con (trọng lượng trung bình ± SE = 9,4 ± 0,4 g) trong mỗi lần lặp lại. Sau 30 ngày, sự tăng trưởng, lượng thức ăn, chỉ số gan (HSI) và các thông số sinh hóa huyết tương đã được đo. Với một nhóm cá trê lai bổ sung hiệu quả của chế độ ăn EHE trong việc tạo ra sức đề kháng của cá đối với A. hydrophila trên 30 ngày được so sánh với chế độ ăn có chứa oxytetracycline (OTC; thí nghiệm 3). 
Thí nghiệm 1 cho thấy không có thay đổi đối với tăng trưởng, hiệu quả cho ăn, HSI hoặc các thông số sinh hóa huyết tương. Tuy nhiên, trong thí nghiệm 2, những con cá được cho ăn EHE ở mức 5 g/kg có tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng, với sức đề kháng cao hơn được quan sát thấy đối với cá được cho ăn EHE ở mức 7 g/kg.
 
Chế độ ăn sử dụng kháng sinh oxytetracycline có hiệu quả hơn chiết xuất từ cỏ sữa lá lớn EHE như là một biện pháp dự phòng nhiễm A. hydrophila cho cá trê phi. Tuy nhiên, EHE có thể là một chất bổ sung chế độ ăn uống có giá trị để cải thiện sức đề kháng của cá trê phi khi nhiễm trùng A. hydrophila.
 
Kết luận, nghiên cứu hiện tại cho thấy trong số sáu chiết xuất thảo dược khác nhau, chiết xuất methanol của E. hirta cho thấy hoạt tính kháng khuẩn vitro mạnh nhất đối với A. hydrophila. Khi được đưa vào chế độ ăn của cá trê lai, chiết xuất cỏ sữa lá lớn này được chứng minh là an toàn dựa trên sự tăng trưởng của cá và một số thông số máu. Hơn nữa, có một tiềm năng điều trị đáng kể của chiết xuất cỏ sữa lá lớn khi cá bị thử thách với mầm bệnh A. hydrophila những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý bệnh cá da trơn.
Cá tra giống tăng giá gấp đôi

Cá tra giống tăng giá gấp đôi

21/05/2017

Gần đây, cá tra giống trên địa bàn tỉnh Đồng...

Tôm mang phận tép!

Tôm mang phận tép!

21/05/2017

Trong vòng 15 năm qua, giá trị xuất khẩu ngành...

Giá cá tra nguyên liệu 'hạ nhiệt'

Giá cá tra nguyên liệu 'hạ nhiệt'

21/05/2017

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt...

Tháo gỡ cho chuỗi cá ngừ

Tháo gỡ cho chuỗi cá ngừ

21/05/2017

Sáng 20.5, tại Phú Yên, Bộ NN-PTNT tổ chức hội...